Danh Mục Hàng Cấm Gửi

DANH MỤC VẬT PHẨM CẤM GỬI,
VÀ VẬT PHẨM GỬI CÓ ĐIỀU KIỆN

 I.  DANH MỤC VẬT PHẨM CẤM GỬI:

1.  Các chất mà tuy và các chất kích thích thần kinh.

2.  Vũ khí, đạn dược, trong thiết bị kỹ thuật quân sự.

3.  Hiện vật thuộc di tích văn hóa lịch sử.

4.  Vật phẩm, hàng hóa bị cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt nam, điều ước quốc tế mà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thành viên.

5.  Các loại văn hóa phẩm đồ trụy, phản động: ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng chống lại Nhà Nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

6.  Vật hoặc chất dễ cháy, dễ nổ và các chất gây nguy hiểm hoặc làm mất về sinh, gây ô nhiễm môi trường.

7.  Các loại vật phẩm hàng hóa mà pháp luật Việt Nam cấm lưu thông, cấm kinh doanh, cấm nhập khẩu, xuất khẩu.

8.  Vật phẩm, ấn phẩm, hàng hóa cấm nhập vào nước nhận.

9.  Sinh vật sống.

10. Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài và các loại giấy tờ khách có giá trị như tiền.

11.  Các loại kim khí quý (vàng, bạc, bạch kim…) các loại đá quý hay các sản phẩm khác được chế biến từ kim khí quý, đá quý.

12.  Bưu gửi chứa nhiều bưu gửi, gửi cho nhiều địa chỉ nhận khác nhau.

 II.   DANH MỤC VẬT PHẨM GỬI CÓ ĐIỀU KIỆN

 1.  Bưu gửi có hàng hóa để kinh doanh phải có chứng từ thuế và các chứng từ hợp lệ khác theo quy định của pháp luật

2.  Vật phẩm, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc quản lý chuyên nghành phải thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý chuyên nghành có thẩm quyền.

3.  Vật phẩm hàng hóa dễ hư hỏng, chất lỏng, chất bột đóng gói phải đảm bảo không gây hư hỏng, ô nhiễm bưu gửi khác.

4.  Vật phẩm hàng hóa gửi trong bưu gửi vận chuyển qua đường hàng không phải tuân theo những quy định về an ninh hàng không.

III. NHỮNG VẬT PHẨM KHÓ VẬN CHUYỂN QUA ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG.

– Pin & các sản phẩm có pin bên trong (ví dụ như đồng hồ, điện thoại, laptop…)

– Chất lỏng, Chất bột, Hạt nhựa, hộp mực,

– Bình khí, Đất

– Nguồn điện, Nam châm

IV. NHẬN BIẾT HÀNG NGUY HIỂM.

NỘI DUNG Theo pháp luật Việt Nam Theo luật pháp ở Việt Nam, chất nguy hại phân loại theo 9 loại và nhóm loại, dùng mã Quốc tế UN và số hiệu nguy hiểm. Hàng hoá nguy hiểm được phân loại theo Nghị định số 13/2003/NĐ-CP, ngày 19/02/2003 của chính phủ về quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ, chương II. Hàng nguy hiểm. Tùy theo tính chất hoá, lý, hàng nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây: Danh mục hàng nguy hiểm được phân theo loại, nhóm loại kèm theo mã số Liên hợp quốc UN

Loại 1 Nhóm 1.1: Các chất nổ. Nhóm 1.2: Các chất và vật liệu nổ công nghiệp (Danh mục hàng nguy hiểm Loaị 1, nhóm 1.2. do Bộ Công nghiệp quy định).

Loại 2: Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy. Nhóm 2.2: Khí ga không dễ cháy, không độc hại. Nhóm 2.3: Khí ga độc hại.

Loại 3: Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy. Loại 4: Nhóm 4.1: Các chất đặc dễ cháy, các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy.

Nhóm 4.2: Các chất dễ tự bốc cháy.

Nhóm 4.3: Các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy.

Loại 5:

Nhóm 5.1: Các chất ôxy hoá.

Nhóm 5.2: Các hợp chất ô xít hữu cơ.

Loại 6:

Nhóm 6.1: Các chất độc hại.

Nhóm 6.2: Các chất lây nhiễm.

Loại 7: Các chất phóng xạ. Danh mục hàng nguy hiểm loại 7 do: Bộ Khoa học và Công nghệ quy định

Loại 8: Các chất ăn mòn.

Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng nguy hiểm cũng được coi là hàng nguy hiểm tương ứng. Hướng dẫn Hiện hành của Liên Hiệp Quốc

Nhóm 1: Chất nổ Nhóm này bao gồm:

–  Các chất dễ nổ, ngoại trừ những chất quá nguy hiểm trong khi vận chuyển hay những chất có nhiều khả năng nguy hại thì được xếp vào loại khác. (Chú ý: các chất mà tự nó không dễ nổ nhưng có thể tạo nên một tầng khí, hơi hay bụi dễ nổ thì không thuộc nhóm 1)

–  Vật gây nổ, ngoại trừ những dụng cụ chứa chất gây nổ mà với một khối lượng hay tính chất như thế mà sự vô ý, sự bốc cháy ngẫu nhiên hay bắt đầu cháy sẽ không gây nên biểu hiện nào bên ngoài dụng cụ như văng mảnh, có ngọn lửa, có khói, nóng lên hay gây tiếng nổ ầm ỉ.

–  Chất dễ nổ và vật gây nổ không được đề cập trong mục a và b trên đây, được sản xuất theo quan điểm là tạo ra hiệu ứng nổ hay sản xuất pháo hoa tùy theo từng mục đích.

Nhóm 1 được chia thành 6 phân nhóm từ 1.1 đến 1.6 dựa trên mức độ nguy hiểm khi nổ.

Phân nhóm 1.1 là những chất có hiểm họa gây nổ cao và 1.6 thì rất ít nhạy nổ. Chất nổ được chia ra thành 6 loại riêng biệt và 13 nhóm tương ứng.

Nhóm 1 chia thành 6 phân nhóm:

1.1. Chất có nguy cơ nổ khối.

1.2. Chất có nguy cơ nổ nhưng không nổ khối.

1.3. Chất có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ thứ yếu, nguy cơ nổ văng thứ yếu hay cả hai nhưng không phải là nổ khối. Phần này bao gồm các hạt vật liệu và các chất thoả mãn các yếu tố sau: – Làm tăng chênh lệch nhiệt. – Chất này cháy sau chất khác, tạo ra nổ thứ yếu hay ảnh hưởng bắn mảnh ra xung quanh.

1.4 Chất có nguy cơ không rõ (chỉ là nguy cơ nhỏ) do bắt cháy hay do ma sát khi vận chuyển trong bắt cháy hay khởi sự cháy trong vận chuyển. Các ảnh hưởng này giới hạn trong kiện hàng, có thể văng ra các hạt. Cháy bên ngoài không gây ra sự nổ tức thời các thành phần bên trong kiện hàng. 1

.5 Các chất nổ rất không nhạy (thường có nguy cơ nổ khối) thường rất ít bắt nổ hay chuyển sang dạng cháy nổ trong điều kiện vận chuyển bình thường. Yêu cầu tối thiểu của chúng là không nổ trong kiểm tra lửa.

1.6 Các chất gần như không nhạy thường có nguy cơ nổ khối. Phần này bao gồm các hạt chứa các chất gần như không nhạy nổ, khả năng gây nổ và lan truyền là không đáng kể. Vì lý do an toàn, các chất nổ thường được chế tạo gần như không nhạy nổ. Tuy vậy, chất nổ không nhạy yêu cầu phải có mồi khởi xướng, thường là một chất nổ khác. Vì vậy, trong vận chuyển, chất nổ phải được cô lập với mồi nổ. Điều này có thể thực hiện bằng cách phân nhỏ các chất nổ trong những nhóm tương ứng.

Có 13 nhóm nhỏ, mỗi loại được xác định bằng một chữ cái. Nói chung, chất nổ không được phép chuyên chở trên phương tiện hàng không chở khách. Ngoại lệ là những chất nổ được gọi là chất nổ an toàn. Chúng thuộc loại 1.4 và nhóm tương ứng S.

Các nhóm tương ứng:

A: Chất nổ cơ bản.

B: Chất chứa chất nổ cơ bản và không mang 2 hay nhiều hơn 2 tính chất ảnh hưởng bảo vệ. Nó bao gồm kíp nổ và những chất tương tự nổ, các đầu nổ, mặc dù chúng không chứa chất nổ cơ bản.

C: Chất nổ nhiên liệu hay các chất nổ bùng khác, các chất chứa nhiều chất nổ.

D: Chất nổ gây nổ phụ, diêm tiêu hay các chất chứa chất gây nổ phụ; trong mỗi trường hợp không có bắt cháy, không có tích đẩy hay các hạt chứa các chất nổ cơ bản và không chứa hai hay nhiều hơn hai tính chất ảnh hưởng bảo vệ.

E: Hàng chứa chất gây nổ không kích nổ với điện tích cùng dấu (không phải là chất chứa chất lỏng dễ cháy hay dạng gel hay dạng lỏng tự bốc cháy)

F: Hàng chứa chất nổ gây nổ phụ, không có chất khơi mào, với điện tích cùng dấu (không phải chất chứa chất lỏng dễ cháy hay dạng gel hay lỏng tự bốc cháy) hay không có điện tích cùng dấu.

G: Chất nổ kỹ thuật hay hàng chứa chất nổ kỹ thuật, hàng chứa cả chất nổ và chất gây cháy, chất chiếu sáng, chất tạo khói (không phải là hàng chứa nước hoạt hóa hay chất chứa photpho, photphit, chất dễ cháy, lỏng dễ cháy hay dạng gel dễ cháy, lỏng tự cháy)

H: Chất chứa phốt pho trắng.

J: Chất lỏng dễ cháy hay dạng gel

K: Tác nhân hóa học độc hại.

L: Nguy cơ đặc biệt, do sự hoạt hoá đối với nước hay do sự có mặt của chất lỏng tự cháy, photphit hay chất dễ cháy, cần có sự cô lập mỗi loại.

N: Chất gần như không nhạy nổ.

S: Các ảnh hưởng nguy hại xuất phát từ các hoạt động bất thường giới hạn bên trong kiện hàng trừ khi kiện hàng bị rã ra bởi lửa.

Trong trường hợp này, mọi ảnh hưởng nổ phát ra giới hạn trong khoảng rộng đến nỗi không thể cản trở hay ngăn cản lửa cùng các dạng năng lượng khẩn cấp khác trong vùng lân cận của kiện hàng.

Nhóm 2: Các chất khí nén, hoá lỏng hay hoà tan có áp Nhóm này bao gồm những loại khí nén, khí hoá lỏng, khí trong dung dịch, khí hoá lỏng do lạnh, hỗn hợp một hay nhiều khí với một hay nhiều loại hơi của những chất thuộc nhóm khác, những vật chứa các chất khí, như tellurium hexaflouride và bình phun khí có dung tích lớn hơn 1 lít.

Nhóm 2 này bao gồm những chất ở dạng khí mà v Ở 50oC có áp suất hơi lớn hơn 300kPa, v Hoàn toàn là khí ở 20oC có áp suất chuẩn là 101,3kPa v Tùy theo trạng thái vật lý khí khi lưu trữ, đóng gói ta có các loại: Ø Khí nén: là khí (trừ khi ở trong dung dịch) mà khi đóng vào bình dưới một áp lực để vận chuyển thì cũng vẫn hoàn toàn là khí ở 20oC. Ø Khí hoá lỏng: là khí mà khi đóng vào bình để vận chuyển thì có một phần ở dạng lỏng ở nhiệt độ 20oC. Ø Khí hoá lỏng do lạnh: khí mà khi đóng vào bình vận chuyển thì có một phần lỏng vì nhiệt độ của nó thấp Ø Khí trong dung dịch: là khí nén mà khi đóng vào bình vận chuyển thì có thề hoà tan trong dung dịch khá Nhóm 2 được chia thành các phân nhóm sau:

v Phân nhóm 2.1: Các loại khí dễ cháy (như êtan, butan)

v Phân nhóm 2.2: Các loại khí không có khả năng gây cháy, không độc (như oxy, nitơ)

v Phân nhóm 2.3: Những chất khí có tính độc (như clo)